579 Đường Phúc Diễn - P. Xuân Phương - Q. Nam Từ Liêm - Hà Nội
holtine

Hỗ trợ 24/7

0979.427.059

holtine

Thứ 2 - Chủ nhật

08h00 - 18h00

Ngày nay, ô tô là một phương tiện thiết yếu đáp ứng nhu cầu đi lại của con người. Bản thân nên trang bị những kiến thức sửa chữa ô tô cơ bản để sử dụng khi cần thiết.

Sửa chữa ô tô - Thay dầu động cơ 

Muốn cho động cơ ô tô gặp phải sự cố, điều đầu tiên ta nghĩ đến là dầu động cơ. Bởi một bộ máy hoạt động tốt thì phải có dầu bôi trơn và làm mát động cơ.

Tác hại khi sửa chữa ô tô không thay dầu động cơ

Trường hợp ô tô của bạn hoạt động liên tục, nhưng vì lí do nào đó mà bạn quên không thay dầu động cơ. Điều này vô tình sẽ dẫn đến những vấn đề:

  • Động cơ làm việc quá tải, kéo theo toàn bộ dàn máy có thể gây hỏng động cơ. Chi phí để thay động cơ sẽ tốn khá nhiều tiền của bạn đấy.

  • Gây tích tụ cặn bẩn. Cặn bẩn tích tụ quá nhiều, khi hoạt động nó sẽ được bơm ngược lại xi lanh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xi lanh. Điều này bạn càng không mong muốn.

  • Dàn máy nóng bỏng. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người mới hay đã sử dụng ô tô một thời gian mà không thay dầu làm cho dàn máy nóng.

Thời điểm cần thay dầu động cơ khi sửa chữa ô tô

Dầu được dùng trong động cơ ô tô là loại dầu nhớt nó có công năng là làm mát máy, bô trơn hệ thống động cơ và cũng là nơi chưa đựng cặn bẩn. Và tác dụng rất quan trọng của dầu là bảo vệ được động cơ.

Thời gian đầu, dầu thường có màu nâu hổ phách. Sau khi sử dụng cho động cơ một thời gian đầu có màu nâu đen, lúc này ta nên thay dầu mới.

Không phải lúc nào ta cũng kiểm tra được tình trạng màu sắc của dầu động cơ được. Vậy nên một cách đơn giản là ta đo chỉ số ki lô mét chạy của xe. Hiện nay, các dòng xe đời mới thì thường chạy khoảng 5000 -10.000 km tùy thuộc vào loại dầu sử dụng là nên thay dầu mới. Có lưu ý nhỏ cho bạn là khi thay dầu máy nên thay cả lọc nhớt  vì trên đó rất dễ bám bụi bẩn tích tụ.

Các bước thay dầu động cơ.

Đừng nghĩ chiếc ô tô đắt tiền mà việc thay dầu động cơ lại phức tạp. Các bước thay dầu rất đơn giản bạn hoàn toàn có thể làm được tại nhà. Bao gồm các bước sau:

  • Tháo nút xả dầu

  • Tháo lọc dầu và xả hết dầu

  • Lắp lọc dầu mới

  • Thay nút xả

  • Tháo nắp lỗ lọc dầu 

  • Đổ dầu mới

Sửa chữa ô tô khi bị thủng lốp 

Việc đang di chuyển trên đường mà không may bị thủng lốp là điều không ai tránh khỏi. Điều đầu tiên bạn làm là giữ chặt vô lăng, giảm dần tốc độ của xe, bật đèn cảnh báo nguy hiểm và tìm nơi đậu xe an toàn để tiến hành xử lý

Sửa chữa ô tô bằng thay lốp dự phòng

Hầu hết các xe đời mới hiện nay đều được trang bị lốp dự phòng.

Thay lốp dự phòng  là phương pháp nhanh nhất mà khi bạn gặp sự cố với lốp. Bạn cũng nên trang bị đầy đủ dụng cụ để thay tháo được dễ dàng. Đối với lớp dự phòng nên lưu ý là chỉ chạy được vận tốc tối đa là 80 km/h.

Các bước thay lốp: 

  • Dùng cờ lê nới lỏng các đai ốc trên bánh xe. 

  • Dùng kích nâng xe.

  • Tháo hết đai ốc và bánh xe cần thay

  • Lắp bánh mới 

  • Vặn các đai ốc, lùi xe và hạ thấp xe

  • Kiểm tra lại trước khi di chuyển.

Tự vá lốp

Trường hợp này là bạn không có lốp dự phòng mà xe chỉ bị thủng lốp khá nhẹ thì nên tự vá. Hiện nay, công nghệ rất tiên tiến nên việc tự vá lốp bằng keo tự vá được nhiều người ưa chuộng.

Khi bị thủng lốp, bạn chỉ cần dùng keo tự vá này bơm vào bên trong lốp qua lỗ bơm hơi. Keo sẽ  chảy vào trong rồi  tự tìm lỗ thủng và trám kín nó. Đây là cách sửa chữa ô tô khi bị thủng lốp rất tiện mà không phải thay lốp dự phòng. 

Tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời, bạn nên tìm gara sửa chữa gần nhất để khắc phục. Đảm bảo sự an toàn cho bạn khi di chuyển lâu dài.

Thay bugi khi sửa chữa ô tô

Bugi là gì?

Bugi là một bộ phận trong hệ thống động cơ. Bugi vai trò tạo ra tia lửa điện để đốt cháy tạo ra nhiệt lượng để khởi động động cơ. 

Dựa vào khả năng tạo ra nhiệt lượng thì bugi có 2 loại là : bugi nóng và lạnh

Dấu hiệu cần thay Bugi khi sửa chữa ô tô

Bugi có vai trò rất lớn trong việc khởi động và di trì sự chuyển động của động cơ nên khi bugi gặp sự cố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh công của động cơ. Dưới đây là các dấu hiệu cho bạn biết bugi đang gặp vấn đề:

Hao tốn nhiên liệu: Khi bugi gặp sự cố, việc khởi động động cơ rất khó khăn.Lúc này động cơ cần nạp thêm nhiên liệu để khởi động và duy trì chuyển động của buồng động cơ. Khiến cho ô tô sẽ bị tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Xe khó nổ hoặc không nổ: Bugi hoạt động lâu ngày khiến cho bề mặt bugi bị oxi hóa và bụi bẩn bám vào nên việc đánh lửa rất khó khăn. Điều này dẫn đến việc khởi động của xe không thuận lợi. Khi gặp vấn đề này bạn nên kiểm tra ngay bugi lau chùi hoặc thay mới.

Ngoài ra, khi bugi gặp vấn đề thì trong quá trình lái xe bạn cũng có thể thấy được động cơ của mình hơi ì. Hay nói cách khác là phản hồi chậm. Ví dụ đạp ga tăng tốc máy nhưng do bugi bị hỏng nên việc đánh lửa không được thường xuyên khiến cho động cơ hoạt động không đều. Khi nhận được tín hiệu động cơ không phản hồi ngay được.

Để sửa chữa thay mới Bugi thì bạn cần xác định vị trí bugi nằm. Sau đó tiến hành tháo dây bugi và tháo bugi bị lỗi. Cuối cùng là lắp bugi mới và khởi động lại xe. 

Sửa chữa ô tô - Thay bình ắc quy

Một bộ phận trong ô tô giúp cung cấp điện năng để xe khởi động và cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của xe đó chính là ắc quy ô tô. Trong quá trình hoạt động thì không tránh khỏi trường hợp ắc quy bị hư hỏng hay còn gọi là chết. 

Khi nào cần thay bình ắc quy 

Thông thường, xe ô tô nên thay mới ắc quy sau  khoảng 2 - 3 năm sử dụng, điều này giúp đảm bảo cho hoạt động của xe được vận hàng ổn định. Đặc biệt là bạn sẽ không bị chết máy giữa đường vì ắc quy hết điện.

Vì vậy, bạn nên để ý và thay ắc quy đúng hạn.

Dấu hiệu cần thay ắc quy khi sửa chữa ô tô

Dưới đây là các dấu hiệu cho biết là nên thay ắc quy:

  • Đèn báo ắc quy hiện thị trên đồng hồ.

  • Động cơ khởi động yêu hoặc lâu hơn bình thường.

  • Ắc quy bị phồng to

  • Đầu cọc của ắc quy bị bong tróc hoen rỉ

Cách thay ắc quy ô tô cũng rất đơn giản: xác định vị trí đặt ắc quy, tháo các nắp ra khỏi bình, tháo các kẹp âm dương ra khỏi ắc quy, tháo ốc vít và thay ắc quy mới rồi lắp kết nối các cặp âm dương như ban đầu và kiểm tra lại.

Lưu ý, bạn cần đánh dấu dây cáp âm, dương cho chính xác để kết nối ắc quy mớ

 

Thay bộ lọc không khí khi sửa chữa xe ô tô 

Trong quá trình vận hành ô tô, bộ lọc không khí giống như lá phổi của xe. Lọc không khí trong xe, loại bỏ bụi bẩn tạo không khí thoáng mát dễ chịu.

Các loại bộ lọc không khí

Tùy vào công năng và ứng dụng của bộ lọc không khí mà có các loại sau:

  • Bộ lọc hạt: lọc được các kích thước hạt 0.3 micromet trở lên, loại bỏ được hạt siêu mịn

  • Bộ lọc than: lọc được hạt bụi cực nhỏ

  • Bộ lọc than hoạt tính: lọc được các chất ô nhiễm

  • Bộ lọc tĩnh điện: lọc đến 98% bụi bẩn và chất ô nhiễm.

 

Cách thay bộ lọc không khí khi sửa chữa ô tô.

Để thay bộ lọc không khí cần xác định vị trí của bộ lọc.

Bạn mở mui xe. Tháo nắp lọc không khí, làm sạch vỏ tiến hành lắp bộ lọc không khí mới và thay thế nắp. Trước khi tháo lắp thì nên tìm hiểu cấu tạo bộ lọc của xe để dễ dàng tháo lắp và thay thế.

Một lưu ý quan trọng là bạn nên tuân thủ các nguyên tắc và lịch trình thay mới bộ lọc không khí do nhà sản xuất quy định. Kể cả khi bạn chưa di chuyển vận hành đủ số km yêu cầu.

Thay má phanh xe khi sửa chữa ô tô

Giống như các bộ phận khác, phanh xe là bộ phận hao mòn nhanh và cần thay thế  trong quá trình di chuyển của xe.

Má phanh là gì?

Là một bộ phận có bề mặt tiếp xúc với đĩa phanh trong hệ thống phanh xe ô tô. Má phanh xe làm bằng các chất liệu khác nhau có khả năng ma sát cao được liên kết với một tấm thép.

Ngày nay, với sự phát triển công nghệ ngày càng tiên tiến thì chất liệu của má phanh cũng được cải tiến đáp ứng các nhu cầu vận hành của xe.

Tại sao cần thay má phanh khi sửa chữa ô tô

Trong quá trình hoạt động của ô tô, má phanh hoạt động liên tục để đảm bảo di chuyển thuận lợi cho ô tô. Vậy nên các nhà sản xuất luôn khuyến cáo rằng bạn cần phải kiểm tra và thay thế má phanh định kỳ.

Lý do cần thay má phanh:

Miếng đệm phanh bị hao mòn làm giảm công năng của phanh.

Miếng đệm mòn không thay kịp thời sẽ ảnh hưởng tới đĩa phanh. Đĩa phanh hỏng sẽ phải thay mới gây tốn kém.

Việc giảm công suất của phanh sẽ rất nguy hiểm trong quá trình bạn lái xe.

Nguyên nhân gây mòn phanh cần lưu ý:

Không bảo dưỡng má phanh định kì: Má phanh sẽ nhanh bị mòn hơn khi bám bụi. Vậy nên bạn cần vệ sinh và bảo dưỡng theo dõi sự ăn mòn của má phanh để thay thế kịp thời.

Bị biến dạng do va chạm: khi  xe ô tô bạn không may gặp sự cố va chạm thì phải thay thế kịp thời. Đừng cố gắng đi cố mà sẽ gây ra hư hại cho phanh và gây mất an toàn khi lái xe.

Ắc suốt phanh bị gì sét: Trường hợp gioang cao su bọc ngoài phanh bị rách thủng, ắc suốt bên trong có thể gặp sự cố, bị hoen gỉ. Điều này vô tình làm cho phanh không thể quay đúng vị trí của nó. Khiến cho piston tác động nhiều lên má phanh, má phanh nhanh bị mòn, nhanh hỏng.

Bàn đạp phanh ngắn: Khi điều khiển ô tô, nhiều người lái muốn phanh thật nhạy. Nên cho bàn đạp phanh ngắn lại. Điều này làm cho má phanh nhanh mòn hơn. Bởi vì má phanh sẽ ghì chặt vào đĩa phanh, dưới tác động của ngoại lực và nhiệt độ ma sát cao làm cho má phanh nhanh bị mòn.

Một yếu tố là dầu phanh nhiễm nước: Tình trạng nhiễm nước vào dầu phanh cũng khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa mưa. Dầu bị nhiễm nước khi hoạt động của hệ thống má phanh không được trơn tru, làm cho má phanh nhanh mòn hơn. 

Hướng dẫn thay má phanh khi sửa chữa ô tô.

Các bước cần thiết để thay má phanh bao gồm:

Bước 1: Nới lỏng đai ốc của bánh xe, dùng kích để kích xe lên

Bước 2: Tháo bánh xe.

Bước 3: Tháo bu lông con trượt, tháo má phanh cũ. 

Bước 4: Lắp má phanh mới, lắp lại bu lông con trượt.

Bước 5: Lắp bánh xe trở lại an toàn.

Sau khi hoàn tất thay má phanh nên đạp phanh để phanh mới đủ áp suất. Sau đó thử chạy xe để kiểm tra xem hệ thống phanh hoạt động ổn định hay không.

Loại bỏ các vết xước trên xe khi sửa chữa ô tô

Khi sở hữu một chiếc ô tô, không tránh khỏi bụi bẩn hay đá văng vào xe hoặc va chạm khi di chuyển. Những việc đó vô tình làm xuất hiện các vết xước trên xe mất đi vẻ đẹp ban đầu của xe. Vậy làm cách nào để khôi phục các vết xước một cách đơn giản nhất.

Các bước kiểm tra vết xước trong quá trình sửa chữa ô tô

Bước 1: Kiểm tra mức độ xước trên xe như thế nào.

Để dễ dàng thực hiện các thao tác sửa chữa vết xước bạn cần nắm được mức độ nghiêm trọng của vết xước đó. Nguyên nhân do yếu tố nào gây nên. 

Cấu tạo thân xe ô tô  bao gồm: sơn bóng, sơn chính, sơn lót và thép. Những điểm cần xử lý mà nằm trên lớp áo ngoài bao giờ cũng dễ xử lý hơn. 

Trong quá trình kiểm tra mà bạn thấy màu sơn của vết xước khác hoặc đường thép sáng thì khi đó ô tô bị vết xước khá nặng. Lúc này bạn cần tìm một  garage ô tô uy tín về dịch vụ phục hồi sơn chuyên nghiệp là phương án tốt nhất. 

Đừng tự làm khi không nắm rõ được quy trình xử lý. Sẽ càng làm mất thời gian của bạn thôi.

Bước 2:  Vệ sinh tổng thể xe ô tô

Trước khi thực hiện xóa vết xước trên xe. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ chiếc xe một cách tổng thể để loại bỏ bụi bẩn. Việc loại bỏ bụi bẩn này cũng giống như mình rửa và khử trùng vết thương tránh nhiễm trùng.

Một số cách xóa vết xước trên xe hiệu quả

1. Sử dụng kem xóa vết xước trên xe: Đối với các vết xước nhỏ bạn có thể dùng kem chuyên dụng để xóa vết xước xe. Thao tác khá đơn giản: 

  • Vệ sinh khu vực cần đánh kem.

  • Dùng miếng bọt biển hoặc khăn mềm để xoa một lớp kem xóa vết xước. Đánh theo hướng tròn đều và liên tục

  • Lặp lại quy trình bôi kem khoảng 2 3 lần đến khi vế xước biến mất.

  • Dùng sáp đánh bóng lại một lần nữa.

2. Xóa vết xước bằng bút xóa chuyên dụng: cách này chỉ áp dụng trong trường hợp vết xước nhỏ chỉ ảnh hưởng đến bề mặt sơn ngoài cùng của xe. Tuy nhiên cách này chỉ xử lý tạm thời không được lâu dài.

3. Sử dụng đá mài mịn để xóa vết xước xe: Đá mài mịn là loại đá dùng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất. Tránh nhầm lẫn với đá mài trong công nghiệp xây dựng.

 

4. Loại bỏ vết xước bằng giấy nhám: cách này được sử dụng phổ biến vì vật liệu đễ kiếm. Hãy xác định độ sâu của vết xước. Sau đó, dùng giấy nhám để chà nhẹ lên vết xước. Bôi thêm hợp chất chà sát, đánh bóng khu vực vết xước và rửa sạch lại.

5. Xóa vết xước với kem đánh răng: Trong kem đánh răng chứa các chất Flo, Thiếc(II) Florua, Canxi florua giúp răng sạch và sáng bóng. Các chất này cũng giúp phục hồi bề mặt sơn rất tốt. Thao tác như sau:

  • Loại bỏ bụi bẩn trên vết xước.

  • Cho kem đánh răng lên một khăn mềm ẩm rồi thoa lên vùng xước của xe.

  • Tiếp tục thoa đều lên vết xước đến khi chúng được che phủ

  • Để kem khô rồi rửa lại bằng nước rửa lại bằng vải mềm

Bài trên đây, là những cách sửa chữa ô tô đơn giản mà bạn có thể tự kiểm tra và sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa xe ô tô mà bạn gặp phải các lỗi nặng, thay thế hay mua mới các linh kiện thì nên tìm một cửa hàng sửa chữa ô tô uy tín để được tư vấn cụ thể hơn.

𝐆𝐀𝐑𝐀𝐆𝐄 𝐀𝐔𝐓𝐎 𝐇𝐂 𝟓𝟕𝟗 

Địa chỉ: Số 579, Đường Phúc Diễn, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline:  0979.427.059

Email: [email protected]

Wedsite: https://autohc.vn   

 

Bình luận của bạn
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi