579 Đường Phúc Diễn - P. Xuân Phương - Q. Nam Từ Liêm - Hà Nội
holtine

Hỗ trợ 24/7

0979.427.059

holtine

Thứ 2 - Chủ nhật

08h00 - 18h00

Hệ thống phanh ô tô là hệ thống có nhiệm vụ để giảm tốc độ của một xe đang chạy, dừng xe lại hoặc giữ cho xe đứng yên khi dừng ngang dốc. Khí người lái muốn dừng xe sẽ tác dụng một lực vào bàn đạp phanh, hệ thống phanh sẽ tạo ra một lực làm bánh xe dừng lại, lực này thắng cả lực quán tính của xe. Người lái xe phải biết dừng xe theo ý muốn của mình một cách chủ động.

Để biết hệ thống phanh ô tô giảm tốc độ và dừng xe như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dưới đây:

Phân loại các hệ thống phanh ô tô

Hệ thống phanh ô tô có các cách phân loại như sau:

- Phân loại hệ thống phanh ô tô theo công dụng: phanh chính, phanh phụ.

- Phân loại hệ thống phanh ô tô theo cơ cấu phanh: Tang trống, đĩa, đai.

- Phân loại hệ thống phanh ô tô theo cách dẫn động phanh: thủy lực, cơ khí, khí nén...

- Phân loại hệ thống phanh ô tô theo loại điều khiển: một dòng, hai dòng, dòng độc lập, dòng song song.

- Phân loại hệ thống phanh théo mức độ hoàn thiện: có ABS, không có ABS, điện tử...

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô

Mặc dù có rất nhiều cách phân loại hệ thống phanh ô tô, nhưng ở trong nội dung bài viết này chúng tôi tập trung vào những loại phanh thông dụng được sử dụng rộng rãi trên các dòng xe ô tô con và du lịch. Cụ thể chúng tôi sẽ tập trung chia sẻ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô theo cách dẫn động phanh, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Nhìn ổng quan về hệ thống phanh ô tô

1. Bàn đạp phanh 2. Trợ lực phanh 3. Xylanh phanh chính(Tổng phanh) 4. Van điều hòa lực phanh( Van P) 5. Phanh đĩa 6. Phanh tang trống.

A> Hệ thống phanh ô tô dẫn động thủy lực ( Hệ thống phanh dầu): Loại này được sử dụng thông dụng trên các xe ô tô con và du lịch hiện nay.

1. Cấu tạo hệ thống phanh dẫn động thủy lực:

1. Bàn đạp phanh 2. Trợ lực phanh 3. Xy lanh phanh chính 4. Càng phanh đĩa 5. Má phanh đĩa 6. Rô to phanh đĩa 7. Phanh trống 8. Má phanh guốc 9. Guốc phanh.

- Phanh đĩa: Hãm chuyển động quay của bánh xe do ma sát sinh ra khi má phanh đĩa ép vào đĩa phanh.

Video mô tả hoạt động của phanh đĩa

- Phanh trống: Các guốc phanh mở ra hãm chuyển động quay của bánh xe do ma sát sinh ra do má phanh guốc ép vào trống phanh.

- Bàn đạp phanh: là bộ phận điều khiển bằng lực chân của lái xe, lực này sẽ tạo thành áp suất thủy lực tác động lên hệ thống phanh. 

- Trợ lực phanh: là bộ phận tăng lực tác dụng lên xy lanh phanh chính.

- Xy lanh phanh chính: là bộ phận biến đổi lực đạp phanh của lái xe thành áp suất thủy lực. Nó bao gồm bình chứa dầu và xy lanh phanh chính.

- Càng phanh đĩa

A. Trước khi hoạt động B. Sau khi hoạt động 1. Càng phanh đĩa 2. Má phanh đĩa 3. Đĩa phanh 4. Pittong 5. Dầu

- Má phanh đĩa: Đây là vật liệu ma sát để ép vào đĩa phanh đang quay. Trên má phanh đĩa có miếng chống ồn để tránh má phanh bị rung tại thời điểm phanh.

- Đĩa phanh: là một đĩa kim loại quay cùng bánh xe, có 2 loại đĩa đặc và đĩa có trống để sử dụng phanh đỗ.

1. Xy lanh phanh 2. Guốc phanh 3. Má phanh 4. Trống phanh 5. Pittong 6. Cupen

- Xy lanh phanh bánh xe: Có piston gắn với cupen lắp trong xy lanh.

- Guốc phanh: Bộ phận để má phanh gắn lên nó và nhận lực từ xy lanh bánh xe.

- Má phanh: Má phanh là vật liệu ma sát để ép váo trống phanh.

- Trống phanh: Quay cùng bánh xe.

- Piston: Bộ phận nhận áp suất thủy lực từ xy lanh phanh chính.

- Cupen: là chi tiết làm bằng cao su dùng làm kín giữa xy lanh phanh bánh xe và piston.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực:

Khi phanh, người lái tác động một lực lên bàn đạp phanh, thông qua hệ thống đòn bẩy pittong của xy lanh phanh chính sẽ dịch chuyển đẩy dầu trong xy lanh. Dầu được ép với áp suất cao và đi vào đường ống và đi vào buồng của xy lanh phanh của cơ cấu phanh. Dầu đẩy pittong chuyển động đẩy 2 má phanh áp sát vào đĩa phanh và tang trống, lúc đó sẽ thực hiện phanh bánh xe do đĩa phanh và trống phanh liên kết với moay ơ của bánh xe.

Khi thôi phanh, lò xo kéo 2 má phanh về vị trí ban đầu và ép dầu trở lại buồng dầu của xy lanh phanh chính.

Hệ thống phanh dầu có đặc điểm lực trên các má phanh phụ thuộc vào đường kính xylanh phanh. Muốn có lực phanh ở các bánh xe khác nhau chỉ cần thay đổi kết cấu của xy lanh phanh.

B> Hệ thống phanh ô tô dẫn động khí nén:

1. Cấu tạo hệ thống phanh ô tô dẫn động khí nén:

1. Máy nén khí 2. Bình lắng nước và dầu 3. Bình nén khí 4. Van phanh 5,6. Bầu phanh cho cơ cấu phanh trước và sau 7. Bàn đạp phanh 8. Đồng hồ áp suất 9. Cam quay 10. Guốc phanh 11. Tang trống

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô dẫn động khí nén

Máy nén khí cung cấp khí được dẫn động từ động cơ sẽ bơm khí nén qua bình lắng đến bình chữa khí nén.và áp suất khí được khống chế qua đồng hồ. Khi người lái đạp bàn đạp phanh đồng thời mở khí nén từ van phanh, khí nén từ bình chứa qua van phân phối đến các bầu phanh. Màng của bầu phanh được ép qua cơ cấu dẫn động làm cam phanh quay. Vấu cam tỳ vào đầu guốc phanh ép má guốc phanh sát vào tang trống tiến hành quá trình phanh.

C> Hệ thống phanh đỗ ô tô:

Phanh đỗ hay còn gọi là phanh tay sử dụng chủ yếu khi đỗ xe, 

Cấu tạo phanh đỗ ô tô bao gồm:

1. Cần phanh đỗ: Cần vận hành của phanh tay, có thể là loại thanh kéo, nút điều khiển điện tử, loại cần hoặc cần đạp phanh đỗ bằng chân.

2. Cáp phanh đỗ: truyền lực từ cần phanh đến phanh đỗ

3. Phanh sau: Có cấu tạo như của phanh chân.

Tìm hiểu về hệ thống chống bó cứng phanh ô to ABS

ABS sử dụng khi đạp phanh mà các bánh xe bị bó cứng. ABS sẽ sử dụng hộp điều khiển áp suất thủy lực tác động lên xy lanh phanh và pistong phanh. ABS sẽ ngăn cho các bánh xe bị bó cứng, hệ thống ABS  tránh cho xe khỏi bị trượt hoặc mất ổn định.

Tìm hiểu về hệ thống điều khiển trợ lực kéo TRC

Hệ thống điều khiển trợ lực kéo TRC có tác dụng đảm bảo khả năng tăng tốc, chuyển bánh và điều khiển lái. Đôi khi bàn đạp ga bị nhấn quá  nhiều trong khi chuyển bánh hoặc tăng tốc trên các bề mặt trơn sẽ gây ra mô men dư thừa làm cho các bánh dẫn động quay trượt, xe ô tô mất khả năng di chuyển, điều khiển lái. Việc điều khiển áp suất thủy lực của phanh bánh xe dẫn động và công suất của động cơ bằng cách giảm mức nhiên liệu sẽ làm hạ mức lực dẫn động khi đạp ga.

Tìm hiểu về hệ thống điều khiển ổn đinh ô tô VSC

Trong khi ABS và TRC chủ yếu làm ổn định hoạt động của phanh và bàn đạp ga thì VSC đảm bảo sự ổn định việc lái và hướng lái. Hệ thống điều khiển ô tô VSC phát hiện mất lái đột ngột hoặc trượt ngang trên các đường trơn trượt. Nó sẽ tạo ra sự tối ưu của phanh ở mỗi bánh xe cũng như công suất động cơ để giảm độ trượt bánh trước và sau.

Biện pháp sử dụng phanh ô tô hiệu quả, ngăn ngừa sự cố hư hỏng.

Hệ thống phanh ô tô rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn của người lái xe và người tham gia giao thông. Để ngăn ngừa sự cố hư hỏng ta cần có những biện pháp sử dụng phanh ô tô hiệu quả để ngăn ngừa sự cố hư hỏng trong tương lai:

1. Sử dụng phanh ô tô đúng cách: Khi lái xe bạn cần tìm hiểu về kỹ thuật cũng như cách sử dụng phanh sao cho hiệu quả vừa đảm bảo an toàn và đảm bảo giữ cho hệ thống phanh ô tô được bền.

- Khi sử dụng phanh ô tô bạn tránh việc dừng xe gấp, khi phanh chúng ta nhấp phanh 1 lần để giảm tốc độ sau đó đạp phanh dần dần cho đến khi xe dừng hẳn.

- Sử dụng đạp phanh xe theo nhịp, kỹ thuật này rất tốt khi muốn dừng xe với điều kiện đường trơn trượt. Ở kỹ thuật này chúng ta đạp phanh nhẹ từ từ cho đến khi đạp mạnh và dừng hẳn. 

- Khi đi ô tô ở tốc độ cao chúng ta muốn phanh sử dụng kỹ thuật rà phanh khi muốn phanh hoặc vào cua một cách an toàn.

- Ngoài ra khi cần phanh gấp khi gặp vật cản, khi gặp đường trơn , đổ đèo, để tránh mất lái thì lái xe nên phanh nhẹ và đạp phanh liên tục, khi cần có thể kết hợp phanh ô tô bằng động cơ.

2. Bảo dưỡng phanh ô tô đúng cách: Bảo dưỡng phanh ô tô đúng theo các cấp bảo dưỡng ô tô. Với những cấp nhỏ 5000km và 10000km thì kiểm tra phanh, với cấp bảo dưỡng ô tô 3,4,5 sau mỗi lần đi được 20000km thì bảo dưỡng phanh, đồng thời kiểm tra má phanh, dầu phanh để sửa chữa thay thế kịp thời.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng nếu phát hiện tiếng kêu lạ, hiện tượng lạ liên quan đến phanh, cũng như phát hiện đèn báo bảo dưỡng, đèn báo ABS thì cần đem xe qua gara kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô kịp thời.

Trên đây là bài viết giới thiệu Hệ thống phanh ô tô: phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt độngĐể được tư vấn kỹ thuật cũng như báo giá chi tiết về các dịch vụ sửa chữa hệ thống lái ô tô và các dịch vụ khác quý khách vui lòng liên hệ:

Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 0979.42.70.59

Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hotline & zalo: 0979.42.70.59

Chăm sóc khách hàng: 0979.427.059

Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ HC 579

Auto HC 579  “Chăm sóc, sửa chữa xe đúng nghĩa ”

Garage auto HC 579 - 0979.42.70.59

Số 579 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website :  www.autohc.vn    

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UCTvi8yshe2ZzHI6-XQ2pjJQ

Fanpage: https://www.facebook.com/garaotoHC579

Google map:https://goo.gl/maps/jREhPTwEf9ti7EtR7

Bình luận của bạn
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi