Máy phát điện ô tô hay còn gọi là hệ thống nạp là một trong những bộ phận rất quan trọng của ô tô, giúp cung cấp điện cho xe ô tô và nạp điện cho ắc quy. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiến thức đầy đủ về máy phát điện ô tô nhé:
Cấu tạo máy phát điện xe ô tô
Cấu tạo của máy phát điện xe ô tô có thể chia nhỏ thành những chi tiết sau:
1.Pully 2. thân stato 3. rôto 4. thân sau máy phát 5. giá đỡ máy phát 6. cụm IC điều áp 7. giá đỡ chổi than 8. nắp sau máy phát 9. ống cách điện cực máy phát.
Trong máy phát điện ô tô có bộ phận Rô to và Stato (roto là phần quay đc, stato là đứng yên), khi Rô to quay trong Stato sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều. Rô to cấu tạo từ các cục nam châm vĩnh cửu, còn stato cấu tạo từ các cuộn dây. Rô to được dẫn động từ trục khuỷu thông qua dây đai và puli.
Bộ chỉnh lưu máy phát điện ô tô để chỉnh điện xoay chiều thành điện 1 chiều (vì thiết bị điện trên xe dùng điện 1 chiều), và có thêm tiết chế vi mạch để ổn định điện áp (nghĩa là rô to quay nhanh hay chậm gì thì vẫn ra 1 điện áp ổn định).
Máy phát điện ô tô tạo ra điện như thế nào? Sơ đồ guyên lý hoạt động
Khi động cơ khởi động, dây đai dẫn động sẽ làm puly máy phát điện ô tô quay, tức là roto quay và dòng điện sẽ sinh ra từ cuộn stato. Để đi sâu hơn ta cùng nghiên cứu sơ sồ sau:
Ở hình trên, như chúng ta thấy Roto đc biểu thị bởi thanh nam châm có chữ S, N quay quay đó. S, N biểu thị cho cực bắc và cực nam của nam châm. Khi quay như vậy điện kế đồng hồ thay đổi, có nghĩa là có dòng điện. Hiện tượng này là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hiểu nôm na cứ cho nam châm quay trong cuộn dây thì sẽ tạo ra điện trong cuộn dây.
Vấn đề ở đây là nếu để nó quay như vậy thì lại tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây. Nhưng mà thiết bị điện trên ô tô của chúng ta lại dùng điện 1 chiều, tức là phải ép dòng điện chạy theo một hướng thôi. Để giải quyết vấn đề đó máy phát điện ô tô có bộ chỉnh lưu.
Bộ chỉnh lưu thực cất là tập hợp của các Diod chỉnh lưu, Diod này có tác dụng chỉ cho dòng điện đi qua 1 chiều, nếu điện chạy chiều ngược lại thì ko được. Ng ta bố trí khoảng 6 cái Diod như vậy để đảm bảo điện 1 chiều ra mượt mà, ko bị ngắt quãng do chạy ngược lại quá lâu. Thế nhưng tốc độ trục khuỷu động cơ lúc nhanh lúc chậm, kéo theo Roto máy phát cũng nhanh chậm theo. Mà điện áp thì phải ổn định nên tiết chế vi mạch (giống như cái ổn áp) được sử dụng để làm điều đó.
Trong tiết chế có bộ vi mạch gồm các Transitor, điện trở, diod..., chẳng qua những thứ này để giúp điều tiết dòng điện 1 chiều, cũng là để điều tiết từ trường trong roto để đảm bảo điện áp ổn định tại stato.
Trên cái roto ngoài nam châm, người ta quấn thêm cuộn dây ở phía dưới các nam châm này với mục đích để tạo thêm nam châm điện (người ta gọi cuộn dây trên roto này là các cuộn kích từ). Nam châm điện này khi hoạt động sẽ điều tiết được từ trường và làm cho dòng điện trong Stato luôn ổn định dù Roto quay chậm hay là quay nhanh. Điện được truyền vào cuộn dây roto qua Tiết chế vi mạch nhờ chổi than. Và tiết chế vi mạch lại lấy điện 1 chiều từ ắc quy và sau đó là từ chính điện xoay chiều đã chuyển thành 1 chiều tại bộ chỉnh lưu.
Một số lỗi thường gặp của máy phát điện ô tô
Với lái xe thì ít khi quan tâm đến máy phát điện trong quá trình vận hành xe hoặc không biết cách kiểm tra như nào. Chỉ khi đến kỳ bảo dưỡng cấp lớn thì các gara sẽ đưa ra hạng mục kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện ô tô cho xe của bạn. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu lên một số hiện tượng dễ suy đoán có thể hư hỏng máy phát điện như sau:
1. Nghe thấy tiêng hú, tiêng kêu lạ ở khoang máy, có nhiều nguyên nhân gây ra tiêng kêu ở khoang máy, một trong số đó có nguyên nhân từ máy phát điện ô tô. Thường có thể do dây đai, pully, điot, có nhiều trường hợp bật đài trong xe tiêng hú kêu to hơn> Chúng ta dễ dàng nhận thấy để kịp thời đưa xe vào gara tiến hành kiểm tra, sửa chữa.
2. Đang đi trên đường đèn báo trên taplo hiện lên. Các xe ô tô hiện nay đều trang bị hệ thống bảng thông báo trên bảng đồng hồ taplo. Một trong số đó là đèn báo sạc hoặc đèn báo ắc quy sẽ sáng lên. Lúc này cần kiểm tra bình ắc quy hoặc máy phát điện xe ô tô.
3. Xe đang đi mà đèn taplo tắt, hoặc các đèn trên xe không sáng rõ, đến khi xe lịn đi và tắt máy. Lúc này đề nổ lại không đề nổ được do bình ắc quy không được nạp.
Đó là những hiện tượng dễ nhận biết hư hỏng của máy phát điện ô tô nhất đối với lái xe. Ngoài ra để sớm phát hiện hư hỏng của máy phát điện ô tô chúng ta cần đưa xe đi bảo dưỡng đúng định kỳ, để các kỹ thuật viên quan sát bằng mắt, kiểm tra đo dòng điện, hoặc kỹ hơn là tháo máy phát điện ô tô ra bảo dưỡng và kiểm tra hư hỏng kịp thời.
Trên đây là bài viết giới thiệu về những kiến thức về máy phát điện xe ô tô. Để biết sâu hơn mời quý khách tham khảo các bài viết về sửa chữa máy phát điện ô tô sau:
- Sửa chữa máy phát điện ô tô chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội
- Cách kiểm tra máy phát điện ô tô mới nhất 2023
- Bảo dưỡng máy phát điện ô tô tại Hà Nội
- Báo giá sửa chữa máy phát điện ô tô
- Địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện ô tô uy tín, giá rẻ
Gara Auto HC 579 còn mang đến cho quý khách những dịch vụ nổi bật sau:
- Rửa khoang máy, khoang động cơ ô tô
- Phục chế gương đèn ô tô: đánh bóng đèn pha, vá đèn ô tô, thay mặt đèn...
- Xử lý chảy dầu ô tô ở động cơ, gầm....
- Sửa chữa, đại tu thước lái ô tô
Để được tư vấn kỹ thuật cũng như báo giá chi tiết về dịch vụ nào của xe ô tô quý khách vui lòng liên hệ:
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 0979.42.70.59
Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hotline & zalo: 0979.42.70.59
Chăm sóc khách hàng: 0979.427.059
Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ HC 579
AUTO HC 579 “CHĂM SÓC, SỬA CHỮA XE ĐÚNG NGHĨA ”
Garage auto HC 579: Hotline – 0979.42.70.59
Số 579 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website : www.autohc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/garaotoHC579
Google map:https://goo.gl/maps/jREhPTwEf9ti7EtR7