579 Đường Phúc Diễn - P. Xuân Phương - Q. Nam Từ Liêm - Hà Nội
holtine

Hỗ trợ 24/7

0979.427.059

holtine

Thứ 2 - Chủ nhật

08h00 - 18h00

Hệ thống lái xe ô tô là hệ thống cho phép người lái điều khiển hướng xe bằng cách xoay các bánh xe dẫn động. Vậy để biết hệ thống lái ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây:

Công dụng và phân loại các hệ thống lái ô tô

Hệ thống lái của ô tô dùng để thay đổi và duy trì hướng chuyển động của ô tô theo một hướng mà lái xe mong muốn. hệ hống lái của ô tô được phân loại theo các cách như sau:

1. Phân loại theo cách bố trí tay lái( vô lăng):

- Hệ thống lái ô tô với vô lăng bên phải.

- Hệ thống lái ô tô với vô lăng bên trái.

2. Phân loại theo kết cấu của cơ cấu lái:

- Hệ thống lái có cơ cấu lái loại trục vít cung răng.

- Hệ thống lái có cơ cấu lái loại trục vít con lăn.

- Hệ thống lái có cơ cấu lái loại bánh răng thanh răng.

- Hệ thống lái có cơ cấu lái loại liên hợp.

3. Phân loại theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ trợ lực:

- Hệ thống lái bộ trợ lực loại trợ lực thủy lực.

- Hệ thống lái bộ trợ lực loại trợ lực cơ khí.

- Hệ thống lái bộ trợ lực loại trợ lực điện.

4. Phân loại theo số lượng cầu dẫn hướng:

- Hệ thống lái loại một cầu dẫn hướng.

- Hệ thống lái loại nhiều cầu dẫn hướng.

- Hệ thống lái loại tất cả các cầu dẫn hướng.

Cấu tạo chung của hệ thống lái ô tô

Hệ thống lái trên xe ô tô được phân loại có nhiều cách và nhiều loại khác nhau. Ở trong bài viết này chúng ta nghiên cứu sâu về hệ thống lái trên xe con và xe du lịch có trợ lực. Với hệ thống lái không có trợ lực thì có cấu tạo khá đơn giản gồm dẫn động lái và cơ cấu lái. Loại hệ thống lái không có trợ lực thường áp dụng trên các dòng xe ô tô tải có tải trọng nhỏ, ô tô du lịch có công suất thấp. Dưới đây chúng ta cùng nghiên cứu về nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của hệ thống lái ô tô có trợ lực:

1. Nhiệm vụ của hệ thống lái ô tô có trợ lực:

- Hệ thống lái này giúp giảm lực quay vô lăng cho lái xe.

- Đảm bảo chuyển động an toàn khi có sự cố lớn ở bánh dẫn hướng.

- Giảm lực va đập, rung từ bánh xe lên vô lăng.

2. Yêu cầu của hệ thống lái ô tô có trợ lực:

- Tính linh hoạt: Khi xe quay vòng trên dường cua, gấp khúcvà hẹp thì hệ thống lái phải xoay được bánh lái chắc chắn, dễ dàng và êm ái.

- Lực lái thích hợp: Nếu không giải quyết vấn đề này thì lực đánh lái có thể lớn hơn khi xe dừng và giảm xuống khi xe tăng tốc. Do đó để lái dễ dàng thuận lợi thì chế tạo hệ thống lái nhẹ hơn ở tốc độ thấp và nặng hơn ở tốc độ cao.

- Phục hồi vị trí êm ái: Trong khi xe đổi hướng, lái xe phải giữ vô lăng chắc chắn, sau khi đổi hướng bánh xe trở lại vị trí thẳng diễn ra êm ái khi lái xe thôi tác động lực lên vô lăng.

- Giảm thiểu truyền các chấn động từ mặt đường lên vô lăng: Không bị truyền ngược chấn động khi chạy vào đường gồ ghề.

3. Cấu tạo chung của hệ thống lái có trợ lực:

A> Hệ thống lái có trợ lực thủy lực:

Hệ thống lái có trợ lực thủy lực nhìn chung giống hệ thống lái bình thường và có thêm bộ trợ lực lái. 

1. Bình chữa dầu 2. Bơm trợ lực cánh gạt 3. Van điều khiển 4. Xy lanh trợ lực 5. Pitstong trợ lực 6. Vô lăng 7. Động cơ

- Bơm trợ lực: Là nguồn cung cấp năng lượng cho bộ phận trợ lực lái. Bơm trợ lực thường dùng loại bơm roto cánh gạt và được dẫn động bằng dây đai từ pully trục khuỷu.

- Bộ trợ lực lái: Bộ trợ lực lái có kết cấu tùy thuộc vào kết cấu của cơ cấu lái. Một số cơ cấu lái thường có trợ lực là: loại bánh răng thanh răng, trục vít ecu bi và loại trục vít con lăm. Bộ trợ lực lái có van phân phối kiểu xoay hoặc trượt.

B> Hệ thống lái có trợ lực điện:

- Hệ thống lái trợ lực lái có mô tơ nằm trên cọc lái:

Video mô phỏng cấu tạo và hoạt động hệ thống lái ô tô

- Hệ thống lái ô tô có mô tơ trợ lực nằm trên thước lái:

Video mô phỏng cấu tạo và hoạt động hệ thống lái ô tô

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái ô tô trợ lực dầu HPS

Khi động cơ làm việc, bơm trợ lực nhận công suất từ động cơ qua dây đai và tạo ra áp suất dầu cần thiết trợ lực cho hệ thống lái. Khi quay vô lăng, một mạch dầu sẽ được chuyển trong van điều khiển. Khi áp suất dầu được cấp đến pittong trợ lực bên trong xy lanh trợ lực, lúc này lực cần thiết để xoay vô lăng giảm đi.

Với loại hệ thống lái ô tô trợ lực dầu mang đến cho người lái cảm giác lái chân thực nhất, khi lái xe bạn có thể cảm nhận được lực phản hồi được truyền ngược lên vô lăng. Để không mất áp suất dầu cần kiểm tra rò rỉ dầu thường xuyên. Khi chạy với tốc độ cao, công suất lớn thì áp suất dầu cao làm cho tay lái trở nên nhạy cảm quá mức cần thiết.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái ô tô trợ lực điện EPS

Hệ thống lái ô tô trợ lực điện giúp cho việc vận hành vô lăng trực tiếp bằng nguồn dẫn động của mô tơ điện. Cảm biến góc lái được lắp đặt trên trục lái thu nhận thông tin từ vô lăng. Cảm biến liên tục truyền tín hiệu góc lái về hộp ECU. Sau đó ECU sẽ tính toán lực cần thiết và truyền đến mô tơ một dòng điện thích hợp. Mô tơ sẽ tạo ra một lực tương ứng để đẩy thanh răng xoay theo vô lăng.

Loại hệ thống lái ô tô trợ lực điện khá nhẹ nên rất dễ mất kiểm soát. Chính vì thế ECU sẽ thu thập tốc độ xe từ cảm biến mô men xoắn để điều chỉnh lực mô tơ điện sao cho tốc độ càng cao lực vô lăng càng nặng, đảm bảo an toàn khi lái xe.

Loại hệ thống lái ô tô trợ lực điện sử dụng năng lượng từ mô tơ điện nên sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn trợ lực lái dầu. Hệ thống này có kích thước nhỏ gon, trong nhiều trường hợp có thể hỗ trợ cho hệ thống an toàn khác. Tuy nhiên với loại này chi phí sửa chữa thường đắt hơn so với hệ thống lái trợ lực dầu.

Nguyên lý hoạt động hệ thống lái ô tô trợ lực điện - thủy lực EHPS

Về cơ bản hệ thống lái ô tô trợ lực điện - thủy lực có nguyên lý giống hệ thống lái trợ lực dầu. Nhưng có kết hợp với mô tơ điện để có khả năng điều chỉnh góc lái linh hoạt hơn. Trong hệ thống lái này, động cơ vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính, còn mô tơ điện được dẫn động thông qua bộ điều khiển ECU. Nhờ vậy mà thanh răng được tính toán lực đẩy điều chỉnh linh hoạt để điều chỉnh độ nặng nhẹ của vô lăng tùy theo điều kiện tải trọng và vận tốc của xe.

Loại hệ thống lái này là sự kết hợp của 2 hệ thông lái trên nên nó cũng có được những ưu điểm của 2 hệ thống lái trên, bên cạnh đó thì hạn chế được những nhược điểm của 2 hệ thống lái trên lên đến 20%..

Xem thêm các các bài viết về bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái ô tô tại AUTO HC 579: 

Sửa chữa hệ thống lái ô tô

Trên đây là bài viết giới thiệu Hệ thống lái ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt độngĐể được tư vấn kỹ thuật cũng như báo giá chi tiết về các dịch vụ sửa chữa hệ thống lái ô tô và các dịch vụ khác quý khách vui lòng liên hệ:

Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 0979.42.70.59

Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hotline & zalo: 0979.42.70.59

Chăm sóc khách hàng: 0979.427.059

Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ HC 579

Auto HC 579  “Chăm sóc, sửa chữa xe đúng nghĩa ”

Garage auto HC 579 - 0979.42.70.59 - Mr.Hải

Số 579 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website :  www.autohc.vn    

Fanpage: https://www.facebook.com/garaotoHC579

Google map:https://goo.gl/maps/jREhPTwEf9ti7EtR7

Bình luận của bạn
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi