579 Đường Phúc Diễn - P. Xuân Phương - Q. Nam Từ Liêm - Hà Nội
holtine

Hỗ trợ 24/7

0979.427.059

holtine

Thứ 2 - Chủ nhật

08h00 - 18h00

Sửa chữa hệ thống lái ô tô là vấn đề rất quan trọng bởi nếu thước lái hỏng có thể gây ra những vụ tai nạn thảm khốc. Nếu thấy hệ thống lái có hiện tượng bất thường, đừng bỏ qua hãy đến các gara để chẩn đoán và sửa chữa càng sớm càng tốt. 

1. Quy trình và dấu hiệu cần phải sửa chữa hệ thống lái ô tô

Sửa chữa hệ thống lái ô tô cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ theo quy định để đảm bảo xe được vận hành trơn tru nhất. Như chúng ta đã biết, hệ thống lái giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế qua vô lăng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của chính chúng ta. 

Điều gì sẽ xảy ra khi chiếc xe không tuân theo sự điều khiển của bạn? Một tai nạn tiềm ẩn cho người trên xe và những người đang tham gia giao thông. 

Trong quá trình sử dụng, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác động của nhiều lực làm chúng bị hao mòn, biến dạng, hư hỏng. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường khi lái xe, bạn cần kiểm tra nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời.  

Sửa chữa hệ thống lái ô tô khi cảm thấy nặng tay lái

Hiện tượng tay lái nặng khiến bạn khó chịu khi phải vật lộn đánh lái với chiếc xe, điều này rất nguy hiểm khi bạn đang di chuyển trên đường đặc biệt là giờ cao điểm. 

Khi thấy hiện tượng trên, đầu tiên bạn phải kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lái của xe thấp hơn mức tối thiểu hoặc bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.

Tình trạng này, lái xe có thể tự kiểm tra bằng mắt thường, xem mức dầu trợ lực nằm trong khoảng min - max là được. Nếu thiếu dầu bạn hãy đến gara để châm thêm dầu để đảm bảo hệ thống lái hoạt động tốt hơn. Còn trường hợp, mức dầu trợ lực vẫn đảm bảo, bạn nên mang xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa hệ thống lái ô tô. Có thể bạn sẽ phải thay cánh bơm trợ lực, thay ống dẫn dầu hoặc gia công lại bề mặt bơm.  

Xuất hiện dấu hiệu tay lái trả chậm

Tình trạng này thường đi cùng với tay lái nặng do bơm trợ lực của xe hoạt động không hiệu quả. Việc này có thể do áp suất với lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến hệ thống lái dịch chuyển chậm khi đánh lái. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: các đăng lái, thanh dẫn động lái khô mỡ, bị ăn mòn làm tăng lực ma sát khi trả lái. 

Trong trường hợp này, bạn nên lái xe đến gara để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái ô tô theo đúng quy trình. Xe của bạn cần phải bôi mỡ bôi trơn vào các khớp bị khô hoặc gia công thay thế các khớp bị hỏng. 

Tiếng kêu lạ trong hệ thống lái xe ô tô

 Khi mức dầu trợ lực xuống quá thấp hoặc bơm trợ lực hoạt động kém, khi đánh hết lái sẽ nghe tiếng kêu “re re”. Trước khi xảy ra tình trạng này, xe đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường như thước lái nặng hoặc trả lái bất thường. 

Khi đánh lái nhẹ mà có tiếng kêu lạ dưới gầm có thể là do bạc lái bị mòn, rơ. Điều đầu tiên, bạn hãy tự kiểm tra mức dầu trợ lực và bổ sung thêm. Nếu đã xử lý mà vẫn chưa được thì hãy mang xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa hộp số ô tô kịp thời.  

Sửa chữa hệ thống lái ô tô bằng cách kiểm tra Rotuyn lái - Thanh cân bằng 

 Các rotuyn lái bị ăn mòn hay lỏng cũng là nguyên nhân gây ra trì trệ khi đánh vô lăng. Chúng thường bị ăn mòn rất nhanh và cần thay thế sau 120.000 - 170.000 km. Xe ô tô thường có các rotuyn trong và ngoài kết nối trực tiếp với tay lái. Hãy thường xuyên kiểm tra xem chúng có bị ăn mòn quá mức không để sửa chữa và thay thế. 

Sửa chữa hệ thống lái ô tô khi vành tay lái bị rơ 

Độ rơ vành tay lái sẽ nói lên độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng này xảy ra bởi trong quá trình sử dụng các khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe. Khi độ rơ vành lái nhiều, tài xế cần đưa xe đến gara để điều chỉnh lại. 

Hiện tượng chảy dầu ở tay lái 

Đây là tình trạng phổ biến ở hệ thống lái trợ lực. Nguyên nhân của hiện tượng này là phớt thước lái bị chảy dầu hoặc do chụp bụi lái bị rách làm cho nước, bụi xâm nhập phá hỏng phớt thước lái, đai siết hai đầu thước lái không chặt làm rò rỉ, phá hỏng phớt.

2. Khi nào cần bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái ô tô 

Khi nào cần bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái trên ô tô là thắc mắc của nhiều bác tài. Không phải đợi đến lúc nào xe gặp vấn đề, trục trặc mới đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra. Trên thực tế, các đơn vị sản xuất đã đặt ra quy định về thời gian bảo dưỡng hệ thống lái xe hơi. Theo đó, chủ xe nên mang xe đến gara sửa chữa hệ thống lái ô tô uy tín chuyên nghiệp định kỳ sau 20.000 km.

Đối với hệ thống lái trợ lực dầu thời gian sẽ lâu hơn sau 40.000km, điều này cần được thực hiện đúng hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của xe. Ngoài ra, với hệ thống lái trợ lực dầu, thời gian sẽ lâu hơn, sau 40.000 km. Điều này cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của xe. 

3. Mẹo để giữ hệ thống lái ô tô luôn ổn định và an toàn 

Để giữ thước lái ở trạng thái ở định và an toàn, các bác tài cần bỏ túi các bí kíp sau:

Bảo dưỡng xe đúng định ký 

Bảo dưỡng đúng định kỳ là việc rất quan trọng để xe luôn được vận hành một cách tối ưu nhất. Khi đến bảo dưỡng, xe sẽ được kiểm tra, rà soát toàn bộ các bộ phận đặc biệt là hệ thống lái để kịp thời phát hiện các sự cố, hỏng hóc để xử lý kịp thời.

Kiểm tra mức dầu trợ lực lái khi bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái ô tô 

                                                                                                                  

Dầu trợ lực rất quan trọng với toàn bộ hệ thống xe. Máy bơm có vai trò tạo ra áp suất để dầu đẩy áp suất lên piston. Đa phần các vấn đề về trợ lực lái đều do dầu bị rò rỉ hoặc mức dầu thấp.

Vì vật, cần kiểm tra mức dầu trợ lực lái định kỳ để để đảm bảo hoạt động của hệ thống điều khiển xe ô tô hoạt động tối ưu nhất.

Kiểm tra ống cao áp và ống áp suất thấp khi bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái ô tô 

Chất lỏng trợ lực lái được vận chuyển qua 2 ống là ống áp suất cao cung cấp chất lỏng và ống áp suất thấp để cung cấp chất lỏng trở lại thùng chứa. Nếu xảy ra tình trạng rò rỉ tại 2 ống này sẽ tác động tới thước lái và hệ thống điều khiển xe. 

Chính vì vậy, cần kiểm tra định kỳ ống áp suất cao và ống áp suất thấp để chắc chắn chúng không cọ xát vào nhau và lớp phủ còn nguyên vẹn. 

Kiểm tra thước lái định kỳ 6 tháng/lần khi bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái ô tô

Thước lái là bộ phận quan trọng của hệ thống lái. Vị vậy, việc kiểm tra, sửa chữa thước lái định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những vấn đề hỏng hóc, sự cố xảy ra. Để kịp thời xử lý nhằm khắc phục nhanh, tiết kiệm chi phí góp phần mang lại những hành trình di chuyển thật an toàn.

Khi xe gặp các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng để các trung tâm sửa chữa để hệ thống lái hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi. Auto HC là trung tâm sửa chữa hệ thống lái ô tô uy tín ở Hà Nội được nhiều khách hàng lựa chọn và đánh giá cao. 

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình gara sửa chữa chuyên nghiệp thì hãy đến Auto HC để được bảo dưỡng “xế yêu” một cách cẩn thận và chu đáo nhất nhé.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AUTO HC 579

Hotline: 0979.42.70.59 -Mr.Hải

Địa chỉ: Số 579, Đường Phúc Diễn, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: [email protected]

Website: https://autohc.vn

 

Bình luận của bạn
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi tin nhắn cho chúng tôi